Định nghĩa Độ_nén

Công thức trên không hoàn chỉnh, bởi vì với bất cứ vật thể hoặc hệ nào, độ lớn của độ nén phụ thuộc rất nhiều vào việc quá trình này là đoạn nhiệt hay đẳng nhiệt. Do đó, sự nén đẳng nhiệt được định nghĩa là:

β T = − 1 V ( ∂ V ∂ p ) T {\displaystyle \beta _{T}=-{\frac {1}{V}}\left({\frac {\partial V}{\partial p}}\right)_{T}}

với chỉ số dưới T chỉ rằng phần vi phân riêng được thực hiện ở nhiệt độ không đổi.

Sự nén đẳng entropy được định nghĩa là:

β S = − 1 V ( ∂ V ∂ p ) S {\displaystyle \beta _{S}=-{\frac {1}{V}}\left({\frac {\partial V}{\partial p}}\right)_{S}}

với S là entropy. Đối với một chất rắn, sự khác biệt giữa hai loại thường bỏ qua được.

Dấu trừ làm độ nén dương trong trường hợp (thường xảy ra) áp suất tăng và thể tích giảm.

Quan hệ với vận tốc âm thanh

Vận tốc âm thanh được định nghĩa trong cơ học cổ điển là:

c 2 = ( ∂ p ∂ ρ ) S {\displaystyle c^{2}=\left({\frac {\partial p}{\partial \rho }}\right)_{S}}

với ρ {\displaystyle \rho } là khối lượng riêng của vật liệu. Bằng cách thay đổi đạo hàm riêng, sự nén đẳng entropy có thể được thể hiện là:

β S = 1 ρ c 2 {\displaystyle \beta _{S}={\frac {1}{\rho c^{2}}}}

Quan hệ với mô đun khối

Nghịch đảo của độ nén là mô đun khối, thường được viết là K (đôi khi là B).

Phương trình độ nén liên kết độ nén đẳng nhiệt (và gián tiếp là áp suất) với cấu trúc của chất lỏng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Độ_nén http://adsabs.harvard.edu/abs/1965WRR.....1..563D http://adsabs.harvard.edu/abs/1972JPhC....5..535M http://adsabs.harvard.edu/abs/1973JChPh..59.5529F http://adsabs.harvard.edu/abs/1998Sci...281..143K http://adsabs.harvard.edu/abs/2006PMagL..86..651M http://adsabs.harvard.edu/abs/2008PSSBR.245..545L http://adsabs.harvard.edu/abs/2008PSSRR...2..236G //www.osti.gov/energycitations/product.biblio.jsp?... http://glossary.ametsoc.org/wiki/Coefficient_of_co... //dx.doi.org/10.1002%2Fpssb.200777708